ZNS hiện đang là dịch vụ khá mới mẻ của Zalo. Đây là kênh hỗ trợ giúp Doanh nghiệp thông báo về các dịch vụ, giúp Doanh nghiệp tăng cường khả năng trao đổi thông tin với khách hàng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, Zalo Ads cũng giúp Doanh nghiệp làm điều tương tự như ZNS, vậy đâu là điều khác biệt?
Bài viết sau sẽ giúp bạn chỉ ra 5 điểm khác biệt nhất giữa ZNS và Zalo Ads!
Tìm hiểu về khái niệm ZNS và Zalo Ads
1. ZNS là gì?
ZNS là viết tắt của Zalo Notification Service, đây là dịch vụ tin nhắn tiện ích nằm trong giải pháp Official Account (OA) của Zalo giúp Doanh nghiệp tăng cường khả năng cung cấp thông tin tới khách hàng.
Bạn có thể xem chi tiết về ZNS tại bài viết: ZNS – Giải pháp giúp tăng giao tiếp tối đa với khách hàng qua Zalo
2. Zalo Ads là gì?
Theo định nghĩa của Zalo, Zalo Ads là nền tảng hỗ trợ Doanh nghiệp chủ động tạo quảng cáo và tối ưu quảng cáo của mình trên hệ thống của Zalo Network như:
- Ứng dụng Zalo (Nhật ký người dùng, bài viết trong Media Box)
- Zing Mp3 (ứng dụng nghe nhạc hàng đầu Việt Nam)
- Báo mới và Zing News (ứng dụng đọc tin tức).
5 điểm khác biệt giữa ZNS và Zalo Ads
ZNS và Zalo Ads đều là dịch vụ tăng cường khả năng trao đổi thông tin với khách hàng thông qua Zalo OA (Official Account). Tuy nhiên, ở hai dịch vụ này có sự khác biệt rõ rệt. Sau đây là 5 điểm khác biệt giữa ZNS và Zalo Ads:
1. Hình thức dịch vụ
ZNS được triển khai ở các loại hình tiêu biểu sau:
- Thiết lập tài khoản: OTP tạo tài khoản mới, báo thông tin tài khoản đầy đủ nhưng chưa xác thực, báo tài khoản đang chờ duyệt, OTP đổi mật khẩu…
- Giao dịch mua bán: OTP xác nhận giao dịch, thông báo hết hàng, xác nhận mua hàng thành công, báo trạng thái đơn hàng, báo thay đổi lịch hẹn…
- Quan hệ tài chính: Báo cáo hồ sơ thành công, báo giải ngân khoản vay thành công, thông báo biến động số dư, nhắc khách hàng trả chậm nợ…
Các hình thức quảng cáo của Zalo hiện tại:
- Quảng cáo form: Hình thức quảng cáo nhằm mục đích thu thập thông tin khách hàng giúp cửa hàng có được danh sách khách hàng tiềm năng
- Quảng cáo Website: Hình thức quảng cáo giúp nhà quảng cáo tăng lượng truy cập về website của doanh nghiệp/cửa hàng.
- Quảng cáo Zalo Official Account: Hình thức tạo quảng cáo giúp gia tăng nhận biết thương hiệu thông qua việc thu hút lượng quan tâm trên trang Zalo OA của doanh nghiệp/cửa hàng.
- Quảng cáo Bài viết: Quảng cáo bài viết là hình thức quảng cáo nội dung bài viết của doanh nghiệp hoặc cửa hàng, góp phần gia tăng nhận biết thương hiệu và tỷ lệ mua hàng.
- Quảng cáo Album – Bài hát – Video: Hình thức quảng cáo giúp các nhà quảng cáo tăng lượng truy cập vào các Album – Bài Hát – Video trên ứng dụng Zing MP3.
- Tối ưu hóa hiển thị bài PR: Tối ưu hóa hiển thị bài PR là hình thức giúp bài PR của nhãn hàng, doanh nghiệp trên Báo Mới và Zing.vn gia tăng khả năng tiếp cận đến người dùng
- Quảng cáo sản phẩm trên Zalo: Hình thức quảng cáo nhằm mục đích quảng bá sản phẩm của cửa hàng đến khách hàng tiềm năng, giúp tăng khả năng chốt đơn hàng ngay trên chính Zalo.
- Quảng cáo Video: Hình thức quảng cáo dưới định dạng Video trên hệ thống Zalo Network nhằm tăng lượt tương tác và nâng cao tỷ lệ mua hàng từ người dùng so với các định dạng tĩnh khác.
2. Đối tượng tiếp cận
ZNS nhắm đến đối tượng khách hàng đang quan tâm đến dịch vụ, sản phẩm (đăng ký tư vấn, mua hàng,…) hay khách hàng đang sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp (thông báo hết hạn dịch vụ, thông báo số tiền nợ,…)
Zalo Ads là hình thức quảng bá dịch vụ, sản phẩm của Doanh nghiệp đến người dùng trên nền tảng Zalo nói chung. Đối tượng sẽ dựa vào nhu cầu của Doanh nghiệp khi tiến hành nhắm mục tiêu đến các đối tượng như:
- Xác định địa điểm
- Giới tính
- Độ tuổi
- Nền tảng sử dụng Zalo
- Nhân khẩu học
- Sở thích
…
3. Chi phí
Chi phí ZNS sẽ phụ thuộc vào tin nhắn tương tác giữa Doanh nghiệp và khách hàng. Chi phí sẽ phát sinh sau khi hệ thống đã gửi tin nhắn đến khách hàng. Có 2 dạng chi phí của ZNS là thông thường và ưu tiên.
- ZNS thông thường: 200đ/ tin nhận thành công 2 giờ đầu tiên
- ZNS ưu tiên: 300đ/ tin nhận thành công 15 giây đầu tiên
Chi phí của Zalo Ads sẽ được tính dựa vào cách đặt giá mỗi lượt nhấn trong từng loại hình quảng cáo ( từ 500đ trở lên) và số lượt nhấn (tối thiểu 50 lần) trong 1 chiến dịch.
4. Xét duyệt dịch vụ
ZNS duyệt dịch vụ sẽ khá khắt khe trong việc duyệt nội dung tin nhắn khi gửi tới khách hàng. Đây chỉ là hình thức gửi tin nhắn thông báo và không phải là dịch vụ quảng cáo nên với những nội dung tin nhắn chứa thông tin quảng cáo hay nội dung spam đều sẽ không được chấp nhận.
Đối với Zalo Ads, việc duyệt sẽ đơn giản hơn, vì đây là hình thức quảng cáo tiếp cận dịch vụ theo đúng đối tượng mà Doanh nghiệp mong muốn.
5. Cách thức triển khai
Đăng ký và triển khai dịch vụ ZNS đòi hỏi Doanh nghiệp phải có hạ tầng để đăng ký ứng dụng và truy xuất bảo mật. Với những Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sẽ thuê giải pháp từ bên thứ 3 để họ hỗ trợ đăng ký và triển khai dịch vụ.
Bạn nên đọc lại bài viết: ZNS – Giải pháp giúp tăng giao tiếp tối đa với khách hàng qua Zalo để nắm điều kiện cũng như quy trình triển khai dịch vụ ZNS
Còn Zalo Ads là nền tảng tương tự như quảng cáo Facebook, Google hoặc bất cứ nền tảng quảng cáo Online khác. Doanh nghiệp khi có tài khoản Zalo OA, sau đó đăng ký thông qua hướng dẫn tại đường link https://ads.zalo.me/ là đã có thể tiến hành các chiến dịch quảng cáo theo nhu cầu
Trên đây là 5 điểm khác biệt giữa ZNS và Zalo Ads. Để biết thêm thông tin về dịch vụ ZNS cũng như cách thức triển khai, hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được hỗ trợ tốt và nhanh chóng nhất.