Digital Signage – Bảng hiệu kỹ thuật số là một trong những phân khúc của bảng hiệu điện tử ứng dụng trong lĩnh vực Quảng cáo số. Digital Signage thường sử dụng những màn hình kỹ thuật số công nghệ LCD, LED hoặc máy chiếu và giấy điện tử để hiển thị những nội dung như: các hình ảnh chuyển động, đoạn clip quảng cáo, trang web, dữ liệu thời tiết, menu nhà hàng hoặc đơn giản chỉ là những văn bản thông báo.
DIGITAL SIGNAGE LÀ GÌ?
Digital Signage – Bảng hiệu kỹ thuật số là một trong những phân khúc của bảng hiệu điện tử ứng dụng trong lĩnh vực Quảng cáo số. Digital Signage thường sử dụng những màn hình kỹ thuật số công nghệ LCD, LED hoặc máy chiếu và giấy điện tử để hiển thị những nội dung như: các hình ảnh chuyển động, đoạn clip quảng cáo, trang web, dữ liệu thời tiết, menu nhà hàng hoặc đơn giản chỉ là những văn bản thông báo.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các ứng dụng Digital Signage ở những địa điểm công cộng như : bến xe bus, bảo tàng, sân vận động, các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ, khách sạn, nhà hàng và tòa nhà công ty. Nhằm cung cấp những thông tin như : Lịch khởi hành, thông tin triển lãm… hoặc để Quảng cáo, tiếp thị.
Lợi ích của Digtal Signage là bạn có thể quản lý tập trung một mạng lưới lên đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn màn hình kỹ thuật số ở khắp nơi mà không cần phải tốn quá nhiều nhân sự và chi phí quản lý.
Những mảnh ghép cấu tạo nên hệ thống giải pháp Digital Signage hiệu quả
- Phần cứng – các thành phần vật lý như: màn hình, đầu phát nội dung (media player), các thiết bị mạng, giá treo, v.v…;
- Phần mềm – phần mềm thiết kế nội dung, phần mềm phát lại nội dung và phần mềm quản lý thiết bị;
- Kết nối – đường truyền kết nối hệ thống màn hình có thể là đường truyền Lan/Wan, Wi-Fi hoặc các kết nối 3G/4G;
- Cài đặt – toàn bộ quá trình cài đặt, từ khảo sát vị trí cho đến các khâu cài đặt cuối cùng;
- Nội dung – sáng tạo nội dung hiển thị là việc quan trọng và cần phải được đổi mới liên tục nhằm truyền tải thông điệp một các hiệu quả đến mọi người;
- Vị trí – xác định vị trí phù hợp với từng ứng dụng riêng biệt nhằm mang lại hiệu quả tối ưu.
Vậy thành phần nào là quan trọng nhất trong hệ thống giải pháp Digital Signage?
1. Phần mềm quản lý Digital Signage – CMS
Phần mềm phát nội dung đa phương tiện
Phần mềm phát nội dung đa phương tiện (Media Player) thường được cài đặt trên các máy tính để bàn. Các phần mềm phát nội dung đa phương tiện khác nhau hỗ trợ các loại định dạng khác nhau thông qua việc mã hóa, giải mã các tập tin kỹ thuật số như hình ảnh, video, trang web, IPTV và hiển thị chúng trực quan trên hệ thống Digital Signage.
Phương thức hoạt động của các phần mềm phát nội dung hiện nay là chúng sẽ lưu giữ các tập tin đa phương tiện vào bộ nhớ trong để đảm bảo nội dung được phát lại liên tục ngay cả trong trường hợp mất kết nối internet, trái ngược với các giải pháp phát trực tuyến truyền thống hoàn toàn dựa trên kết nối internet liên tục để hoạt động.
Xu hướng hiện nay trong ngành công nghiệp Digital Signage đang chuyển dần khỏi các dòng máy tính có hệ điều hành Windows truyền thống, sang các giải pháp nhỏ hơn, ít tốn kém hơn. Có hai xu hướng thúc đẩy tạo ra các sản phẩm tốt hơn và giá rẻ hơn nhiều là:
- Màn hình tích hợp HĐH như Linux, Android, Chrome… có thể cài đặt Phần mềm phát nội dung trên Chợ ứng dụng;
- Giải pháp Non-PC, thường được gọi là màn hình System on Chip (SoC) không cần cài đặt thêm phần mềm phát nội dung phương tiện.
Phần mềm quản lý và phân phối nội dung
Thuật ngữ CMS được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực Digital Signage để mô tả giao diện người dùng (UI) giúp dễ dàng tải lên và sắp xếp nội dung, tạo Playlists, thiết lập các chế độ phát và phân phối nội dung đến các trình phát đa phương tiện. Hiện tại có rất nhiều nhà sản xuất phần mềm ứng dụng Digital Signage nhưng nổi bật nhất là : Sony, Samsung và LG với 2 loại công nghệ chủ lực: Phần mềm cài đặt trên máy chủ quản lý tập trung và Giao diện quản lý sử dụng công nghệ điện toán đám mây Cloud.
Phần mềm Quản lý thiết bị
Tải lên, quản lý và phân phối nội dung chỉ là một phần trong vận hành hệ thống Digital Signage. Hãy hình dung bạn có nhu cầu cần lắp đặt nhiều màn hình tại nhiều địa điểm khác nhau thì việc quản lý tập trung từ xa sẽ rất quan trọng để bạn có thể vận hành hệ thống một cách dễ dàng nhất. Các phần mềm quản lý thiết bị tốt nhất sẽ giúp bạn có thể thu thập thông tin, phân tích người dùng đồng thời còn có thể báo cáo tình trạng thiết bị giúp bạn luôn sẵn sàng trong mọi tình huống.
2. Màn hình kỹ thuật số hiển thị Digital Signage
Giải pháp Digital Signage hiện đại cho phép bạn lựa chọn đầu tư Màn hình hiển thị và cả những chiếc Tivi thông thường. Lựa chọn là của bạn, tùy thuộc và nguồn kinh phí và mức độ phức tạp của hệ thống mà bạn cân nhắc lựa chọn phương án nào phù hợp nhất với mình. Dưới đây là vài thông tin có thể hữu ích:
Lựa chọn Tivi hay màn hình chuyên dụng?
Màn hình chuyên dụng:
- Tuổi thọ của màn hình chuyên dụng thường đạt 40.000 – 50.000 giờ hoạt động liên tục (tivi chỉ đạt 15.000 – 20.000 giờ);
- Màn hình chuyên dụng có thể hoạt động liên tục 24/7 (tivi chỉ hoạt động 8 tiếng/ngày);
- Màn hình chuyên dụng có thể xoay đứng;
- Bền hơn nhờ khả năng chống bụi bẩn và độ ẩm cao;
- Tỷ lệ tương phản cao hơn và độ trễ màn hình thấp hơn.
Tivi: Giá thành rẻ hơn.
Thời gian gần đây, các giải pháp Digital Singage đang được hầu hết các chủ doanh nghiệp ngày càng quan tâm khai thác để giúp họ có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh. Có rất nhiều lợi ích khác nhau mà Digital Signage sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn, điều này sẽ giúp bạn thành công hơn trong ngành của mình.
(Theo Logico)